Hiểu 1 cách đơn giản,chuyển đổi số trong ngành giáo dục, nghĩa là việc áp dụng công nghệ; dựa vào mục đích, cơ cấu tổ chức của cơ sở giáo dục và được ứng dụng chủ yếu dưới 3 hình thức chính: Ứng dụng công nghệ trong lớp học; Ứng dụng công nghệ trong phương pháp dạy học; Ứng dụng công nghệ trong quản trị trường học.
1. Thực trạng: Các nhà trường hiện nay thực hiện chuyển đổi số như thế nào?
Hiện nay việc thực hiện chuyển đổi số trong các nhà trường đã diễn ra nhưng đó vẫn là việc làm mang tính tự phát, chưa có sự kết nối, liên thông và chỉ dừng lại ở một số khía cạnh công việc của nhà trường, chưa mang tính tổng thể, đồng bộ.
- Sử dụng phần mềm quản lý điểm, mã định danh học sinh, giáo viên: SMAS, truong.csdl.moet.gov.vn.
- Sử dụng phần mềm quản lý cán bộ:
http://qlcb.quangninh.gov.vn/
- Sử dụng phần mềm tập huấn bồi dưỡng thường xuyên, đánh giá công chức: ETEP, TEMIS, K12online.
- Sử dụng phần mềm cho kế toán tài chính: MISA, hỗ trợ kê khai thuế.
- Sử dụng phần mềm quản lý thư viện.
- Truyền đạt nội dung thông tin đến cán bộ giáo viên, nhân viên, phụ huynh học sinh: Zalo, SMS.
2. Khó khăn, thách thức khi thực hiện chuyển đổi số
Sự thận trọng trong việc đổi mới: Về bản chất, mọi người thường sẽ có xu hướng là làm theo cách đã quen và từ chối di chuyển ra khỏi vùng an toàn để phát triển. Nhiều người trong ngành giáo dục sợ thất bại và do dự trong việc học các kỹ năng hoặc quy trình mới - những thứ cho phép họ thích nghi với công nghệ.
Kiến thức và kĩ năng: Hạn chế về kiến thức tin học phổ thông, kĩ năng sử dụng các phần mềm là 1 trở ngại rất lớn với một số giáo viên, nhân viên trong nhà trường.
Tài chính: là một trong những khó khăn lớn đối với các nhà trường công lập trong vấn đề cân nhắc và lựa chọn các phần mềm ứng dụng hiệu quả.
Tư duy, tư tưởng: rào cản và cũng là khó khăn lớn nhất của các thành viên trong đơn vị, nhất là của người đứng đầu.
Thiếu sự hướng dẫn và chiến lược: Câu hỏi đặt ra thường là việc chuyển đổi số ngành giáo dục là việc chúng ta không biết phải bắt đầu từ đâu, thay đổi từ đâu và thay đổi như thế nào cho hợp lý.
3. Những giải pháp
* Xác định được mục tiêu chuyển đổi số: Đó là xây dựng cơ sở dữ liệu dùng chung làm nền tảng xây dựng các phần mềm, công cụ nhằm nâng cao hiệu quả quản lý giáo dục.
Xây dựng môi trường làm việc, môi trường học tập thông minh trên nền tảng số.
Qua các tiện ích ứng dụng công nghệ thông tingóp phần thực hiện tốt việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực.
Giúp giáo viên, học sinh tiếp cận, làm quen và làm chủ công nghệ số, đào tạo công dân có trách nhiệm và tự chủ của thời đại số;tạo điều kiện cho học sinh chủ động tiếp cận, lựa chọn nghề nghiệp số trong tương lai.
Tiến hành chuẩn hóa hệ thống phần mềm chỉ đạo, quản lý, tổ chức hoạt động dạy và học sao cho phù hợp với điều kiện thực tế và đảm bảo tính khả thi của “Chương trình Chuyển đổi số Ngành Giáo dục và Đào tạo thành phố Hạ Long giai đoạn 2021- 2025, định hướng đến năm 2030” đối với giáo dục tiểu học.
* Các việc mà chúng ta cần làm:
1.
Công tác thông tin, tuyên truyền nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giáo viên, phụ huynh, học sinh về chuyển đổi số
Phổ biến, tuyên truyền, nâng cao nhận thức và trách nhiệm, thông suốt về tư tưởng và quyết tâm hợp lực thực hiện chuyển đổi số trong nhà trường; xây dựng văn hoá số trong nhà trường.
Hiệu trưởng chịu trách nhiệm trực tiếp về chuyển đổi số trong đơn vị mình phụ trách; tổ chức phổ biến, quán triệt chủ trương của Đảng, Nhà nước, của tỉnh Quảng Ninh, của thành phố Hạ Long về sự cần thiết và tính cấp thiết của chuyển đổi số. Gắn các mục tiêu, nhiệm vụ về chuyển đổi số với nghị quyết, chiến lược, chương trình hành động, kế hoạch, nhiệm vụ của nhà trường.
2.Chuẩn bị đội ngũ nhân lực
Chuyển đổi số không chỉ đơn giản là về mặt công nghệ mà yếu tố con người mới là điều cần chú trọng. Để chuyển đổi số thành công, nhà trường cần có nguồn nhân lực chất lượng cao với kiến thức chuyên môn chắc chắn và tư tưởng mở, luôn sẵn sàng thay đổi. Thêm vào đó, cán bộ, giáo viên, nhân viên trong nhà trường cũng cần được đào tạo cách làm việc khoa học, hiệu quả và linh hoạt để có thể thích ứng được với chuyển đổi số.
Bồi dưỡng về kiến thức, kĩ năng công nghệ thông tin để các thành viên trong nhà trường thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ trong công cuộc chuyển đổi số. Tập huấn bài bản, đồng bộ khi triển khai các phần mềm, đặc biệt là các phần mềm ứng dụng trong quá trình dạy học và quản lí hồ sơ, sổ sách.
Ngoài ra, môi trường làm việc và văn hóa làm việc của nhà trường phải phù hợp, cởi mở để dễ dàng áp dụng chuyển đổi số. Điều này sẽ nâng cao hiệu quả làm việc, thúc đẩy sự đổi mới, sáng tạo, dám chấp nhận sự thay đổi của các các cá nhân khiến việc chuyển đổi số diễn ra thuận lợi hơn.
3. Hoàn thiện cơ sở hạ tầng đồng bộ, áp dụng công nghệ mới.
Lựa chọn áp dụng công nghệ mới. Chúng tôi mạnh dạn lựa chọn Office 365 vào công tác quản trị, cũng như giảng dạy của nhà trường (clip về sử dụng Office 365).
- One drvie- quản lí tệp.
- Power BI- phân tích báo cáo.
- Micrsoft form- khảo sát
- One note quản lí hồ sơ, sổ sách.
- Ms teams trong dạy học trực tuyến.
4. Thực hiện số hóa toàn bộ các hồ sơ, sổ sách, quy trình làm việc của nhà trường – nhiệm vụ rất quan trọng mang tính tiên quyết trong công cuộc chuyển đổi số.
- Toàn bộ hồ sơ, sổ sách liên quan đến cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh cần phải được chuyển sang định dạng kĩ thuật số và có thể lưu trữ tài liệu trên Cloud.
- Trong dạy, học, kiểm tra, đánh giá gồm số hóa học liệu (sách giáo khoa điện tử, bài giảng điện tử, kho bài giảng e-learning, ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm), thư viện số, phòng thí nghiệm ảo, triển khai dạy học trực tuyến.
- Quy trình làm việc nội bộ trong nhà trường (kiểm tra đánh giá xếp loại, phân công nhiệm vụ, xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện...).
- Quy trình làm việc với học sinh, cha mẹ học sinh (công tác tuyên truyền, trao đổi góp ý, thu thập xử lí thông tin...).
- Quy trình làm việc với các cơ quan quản lí cấp trên và các đơn vị phối kết hợp (thực hiện báo cáo, cung cấp số liệu...).
5. Xây dựng trang thông tin riêng mang tính thương hiệu của nhà trường.
Triển khai mạng xã hội giáo dục riêng của nhà trường có sự kiểm soát và định hướng thống nhất, tạo môi trường số kết nối, chia sẻ giữa các cá nhân trong trường, giữa nhà trường với gia đình, nhà trường với xã hội. Đây có thể coi là kênh thông tin chung thường xuyên cập nhật mọi thông tin, dữ liệu, các hoạt động của giáo viên, học sinh,…. Mà nhà quản lí, giáo viên, cha mẹ học sinh, học sinh và tất cả có thể truy cập một cách dễ dàng, thuận tiện mọi lúc, mọi nơi.