Chuyên đề giáo dục STEAM lớp 4 và Tự nhiên và xã hội lớp 1

Chủ nhật - 25/07/2021 23:54
Nâng cao chất lượng giảng dạy từ sinh hoạt chuyên môn liên trường là một trong những hình thức bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, giúp giáo viên chủ động lựa chọn nội dung, phương pháp dạy học cho phù hợp với từng đối tượng học sinh mà mình trực tiếp đứng lớp. Chính từ vai trò cực kỳ quan trọng của sinh hoạt chuyên môn tác động to lớn đến chất lượng giảng dạy và học tập của giáo viên, học sinh, sáng thứ 7 ngày 31/10/2020, trường TH Trần Quốc Toản đã tổ chức hội nghị chuyên đề dạy học môn TNXH lớp 1 và Dạy học Stem lớp 4.
 Năm học 2020 - 2021 là năm học đầu tiên thực hiện chương trình GDPT mới đối với lớp 1 và cũng là năm học có sự chuyển mình mạnh mẽ, thay đổi tích cực về phương pháp, hình thức tổ chức dạy học của giáo viên. Thay vì chỉ là người nói trong lớp như trước thì giờ giáo viên là người hỗ trợ, định hướng cho học sinh suy nghĩ, nghiên cứu bài học và đưa ra ý kiến của bản thân, tự chiếm lĩnh kiến thức. Đây cũng là điểm mới cơ bản trong chương trình GDPT mới khi yêu cầu giáo viên tổ chức dạy học thông qua các hoạt động giáo dục để khuyến khích sự chủ động, tích cực, sáng tạo của học sinh.
Tập huấn STEM lớp 4
       
       Hơn thế nữa, năm học này nhà trường còn đặc biệt quan tâm và triển khai sâu rộng ngay từ đầu năm học tới các tổ chuyên môn: Xây dựng kế hoạch, chương trình dạy học Stems tới tất cả học sinh toàn trường bởi STEM - một mô hình giáo dục mới của thế giới, hiện đại tích hợp nhiều môn học và kỹ năng giúp học sinh phát triển và hội nhập tốt. Mô hình giáo dục này phù hợp với mục tiêu phát triển giáo dục của Việt Nam hiện nay, là tập trung phát triển năng lực của người học. Học sinh có cơ hội thực hành thí nghiệm khoa học thực tế, phát triển khả năng sáng tạo, giải quyết vấn đề… bằng cách học STEM.
        Nâng cao chất lượng giảng dạy từ sinh hoạt chuyên môn liên trường là một trong những hình thức bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, giúp giáo viên chủ động lựa chọn nội dung, phương pháp dạy học cho phù hợp với từng đối tượng học sinh mà mình trực tiếp đứng lớp. Chính từ vai trò cực kỳ quan trọng của sinh hoạt chuyên môn tác động to lớn đến chất lượng giảng dạy và học tập của giáo viên, học sinh, sáng thứ 7 ngày 31/10/2020, trường TH Trần Quốc Toản đã tổ chức hội nghị chuyên đề dạy học môn TNXH lớp 1 và Dạy học Stem lớp 4. Về dự và chỉ đạo hội nghị có đ/c Nguyễn Vân Anh - Phó Trưởng phòng GD&ĐT TP Hạ Long; đ/c Nguyễn Thị Quế Xuân - Chuyên viên PGD và các đ/c Ban giám hiệu các nhà trường cùng đông đảo các thầy cô giáo trong các cụm chuyên môn trên địa bàn TP Hạ Long tham dự với hai hình thức trực tiếp và trực tuyến.
 
Báo cáo viên tại buổi chuyển đề
         
Đồng chí Lê Thị Minh Châu - Phó Hiệu trưởng trường Tiểu học Trần Quốc Toản báo cáo về " Triển khai thực hiện chương trình giáo dục phổ thông lớp 1 năm 2018 và giáo dục STEM trong nhà trường " đưa ra thuận lợi, khó khăn trong quá trình thực hiện chương trình GDPT mới và khẳng định tầm quan trọng trong việc đổi mới Chương trình giáo dục chú trọng thực hành, vận dụng kiến thức để giải quyết vấn đề trong học tập và đời sống. Thông qua các phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục phát huy tính chủ động và tiềm năng của mỗi học sinh.   
 
Không gian lớp tập huấn
       
Biện pháp hướng tới việc hoạt động hóa, tích cực hóa hoạt động nhận thức của người học, nghĩa là tập trung vào phát huy tính chủ động, tích cực của người học đã được minh họa thể hiện qua 2 tiết học. Tiết Tự nhiên và Xã hội bài “Trường học của em” (tiết 2) do cô giáo Phạm Thị Ngọc cùng học sinh lớp 1A1 diễn ra hết sức sôi nổi trong các hoạt động của cô và trò; học sinh tự tin, tích cực, mạnh dạn chia sẻ vốn hiểu biết trong thực tế, sự khéo léo sử dụng các phương pháp, hình thức tổ chức “Học mà chơi” kết hợp khai thác kiến thức trong SGK và liên hệ, vận dụng thực tế của cô giáo theo phương châm “Mang cuộc sống vào bài học – Đưa bài học và cuộc sống” giúp học sinh hứng thú, chủ động chiếm lĩnh kiến thức dưới sự định hướng của giáo viên.
 
Tập huấn lớp 1

Học đi đôi với hành, học để làm, để vận dụng tạo ra các sản phẩm có tính ứng dụng vào cuộc sống – đó chính là thông điệp của tiết dạy học Stems do cô giáo Bùi Thị Thu Thảo cùng học sinh lớp 4A1 thể nghiệm với nội dung: “Chế tạo thuyền động cơ dây chun”– với ý tưởng chở những chuyến hàng vào vùng lũ, hướng về miền Trung thân yêu. Tiết học cung cấp cho học sinh những kỹ năng mềm như giải quyết vấn đề, tư duy phản biện, kỹ năng cộng tác, khả năng giao tiếp, ... Thông qua hoạt động làm chiếc thuyền dây cơ chun, các em đã được rèn luyện kỹ năng làm việc nhóm, giải quyết vấn đề và hướng đến thành quả chung của cả đội.
 
Học sinh tham gia làm sản phẩm
       
Sau khi làm xong mỗi sản phẩm, các thành viên cùng suy nghĩ lại cách làm ra chiếc thuyền, giải đáp thắc mắc của người xem. Điều này giúp tăng khả năng thuyết trình, phản biện cũng như tư duy khoa học. Stems là sự kết hợp những cái cũ, ứng dụng thêm thiết bị công nghệ theo cách thông minh và hiệu quả. Sự hứng thú, say mê, nhiệt tình thể hiện trên từng gương mặt của các em khi được thỏa sức khám phá, thực hành lắp ráp tạo ra những chiếc thuyền ước mơ, những chiếc thuyền chở đầy yêu thương. Hi vọng những tiết dạy học giáo dục Stems sẽ được phổ rộng hơn nữa trong nhà trường nói riêng và giáo dục Tiểu học nói chung bởi đó là một điểm sáng cho sự ra đời những sản phẩm tuyệt vời trong tương lai.
 
Hiệu trưởng tặng quà cho học sinh
     
Kết thúc 2 tiết dạy là phần trao đổi chuyên môn rất sôi nổi của tất cả các giáo viên tham dự chuyên nhằm bổ sung, góp ý, hoàn thiện cho tiết dạy. Đặc biệt, hai tiết dạy còn nhận được sự đánh giá cao của các đ/c lãnh đạo phòng GD&ĐT TP Hạ Long và khuyến khích giáo viên hãy mạnh dạn tìm tòi, suy nghĩ, tìm ra những phương án dạy học hiệu quả nhất, phát huy tối đa năng lực, phẩm chất cốt lõi và cần thiết trong xu thế giáo dục hiện nay. Sự thay đổi đó sẽ giúp các em trở thành những con người không chỉ có kiến thức mà còn có kĩ năng thành thạo, góp một phần nhỏ trong việc đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội. Với những gì đã thể hiện thành công tại chuyên đề, mỗi giáo viên cần xác định được mình sẽ là động lực để đổi mới và thúc đẩy việc đổi mới nhằm đem lại những giờ học đầy hào hứng cho học sinh.

         Một số hình ảnh tại chuyên đề:
st10 202011121556

Tác giả: AdminTQT, Ban biên tập

Nguồn tin: Trường Tiểu học Trần Quốc Toản

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Gửi phản hồi