Quy chế dạy học trực tuyến

Thứ ba - 22/03/2022 04:06
QUY CHẾ
Tổ chức dạy học trực tuyến
(Kèm theo quyết định số: 52/QĐ-THTQT ngày 25 tháng 9 năm 2021 của
Hiệu trưởng trường TH Trần Quốc Toản)
Quy chế dạy học trực tuyến
CHƯƠNG I: NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
1.Phạm vi điều chinh, đối tượng áp dụng.
- Quy chế này quy định về quản lý và tổ chức dạy học trực tuyến chương trình của nhà trường bao gồm: tổ chức dạy học và các hoạt đông giáo dục trực tuyến; trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
- Quy chế này áp dụng đối với trường TH Trần Quốc Toản nhằm thực hiện chương trình giáo dục theo kế hoạch của nhà trường xây dựng.
2. Mục đích quy chế.
 - Hỗ trợ thay thế dạy học trực tiếp tại cơ sở giáo dục phổ thông giúp cơ sở giáo dục nâng cao chất lượng dạy học và hoàn thành chương trình giáo dục.
- Phát triển năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy và học; thúc đẩy chuyển đổi số trong ngành Giáo dục.
- Mở rộng cơ hội tiếp cận giáo dục cho học sinh, tạo điều kiện để cho học sinh được học ở mọi nơi, mọi lúc.
3. Nguyên tắc áp dụng.
          - Nội duy dạy học trực tuyến phải đáp ứng mức độ cần đạt hoặc yêu cầu cần đạt của chương trình giáo dục phổ thông mà nhà trường đã xây dựng.
          - Bảo đảm các điều kiện tối thiểu và hạ tầng kỹ thuật dạy học trực tuyến và đội ngũ giáo viên đáp ứng yêu cầu tổ chức dạy học trực tuyến taị trường TH Trần Quốc Toản.
          - Tuân thủ các quy định hiện hành và an toàn thông tin, quy định về dữ liệu, thông tin cá nhân, sở hữu trí tuệ theo các quy định của pháp luật.
CHƯƠNG 2: TỔ CHỨC DẠY HỌC TRỰC TUYẾN
1. Hoat động dạy học trực tuyến
- Hoat động day học trực tuyến được thực hiện theo các bài học hoặc chủ đề trong chương trình giáo dục mà nhà trường đã xây dựng, bảo đảm sự tương tác giữa giáo viên và học sinh trong quá trình dạy học
          - Học sinh học tập trực tuyến thực hiện các hoạt động chính sau: nghiêm túc tham dự giờ trực tuyến do giáo viên tổ chức; thực hiện các hoạt động học tập và kiểm tra, đánh giá theo yêu cầu của giáo viên; khai thác nội dung học tập và học liệu dạy học trực tuyến; đặt câu hỏi và trả lời câu hỏi đối với giáo viên và các học sinh khác.
          - Giáo viên dạy học trực tuyến thực hiện các hoạt động chính sau: tổ chức giờ học trực tuyến để giảng bài và hướng dẫn học sinh học tập; giao nhiệm vụ học tập và kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh; theo dõi và hỗ trợ học sinh khai thác nội dung học tập từ học liệu dạy học trực tuyến; tư vấn, hỗ trợ, trả lời câu hỏi và giải đáp thắc mắc của học sinh.
          - Hiệu trưởng nhà trường tổ chức dạy học trực tuyến thay thế dạy học trực tiếp taị cơ sở giáo dục phổ thông trong thới gian học sinh không đến trường để học tập vì lí do phòng dịch bệnh covid-19.
2. Kiểm tra, đánh giá trong dạy học trực tuyến
          - Kiểm tra, đánh giá thường xuyên kết quả học tập trực tuyến của học sinh được thực hiện trong quá trình dạy học. Các hình thức kiểm tra, đánh giá thường xuyên trong dạy học trực tuyến được thực hiện theo quy định về kiểm tra, đánh giá thường xuyên của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành kèm theo Thông tư 22/2016/TT-BGDĐT ngày 22/9/2016 và thông tư 27/2020/TT-BGDĐT ngày 04/9/2020 của BGDĐT.
          - Kiểm tra đánh giá định kỳ kết quả học tập trực tuyến của học sinh được thực hiện trực tiếp tại các cơ sở giáo dục phổ thông thông theo quy định kiểm tra, đánh gía định kỳ của Bộ Giáo dục và Đào tạo kèm theo Thông tư 22/2016/TT-BGDĐT ngày 22/9/2016 và thông tư 27/2020/TT-BGDĐT ngày 04/9/2020 của BGDĐT.
          - Trường hợp học sinh không thể đến trường tại thời điểm kiểm tra, đánh giá định kỳ vì lý do bất khả kháng, việc tổ chức kiểm tra, đánh giá định kỳ được thực hiện bằng hình thức trực tuyến; Hiệu trưởng nhà trường quyết định lựa chọn hình thức kiểm tra, đánh giá định kỳ theo quy định của Bô Giáo dục và Đào tạo, baỏ đảm việc kiểm tra, đánh gía, chính xác, công bằng, khách quan, trung thực.
3. Học liệu dạy học trực tuyến
- Học liệu dạy học trực tuyến được xây dựng theo chương trình giáo dục phổ thông, bao gồm: bài giảng đa phương tiện; thực hành; phần mềm mô phỏng; hệ thống câu hỏi bài tập luyện tập và kiểm tra, đánh giá; tài liệu tham khảo, bộ trợ theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
          - Học liệu dạy học trực tuyến phải phù hợp với nội dung bài học, chủ đề học tập và hoạt động học của giáo viên và học sinh; bảo đảm tính khoa học, sư phạm và phù hợp với truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức, thuần phong mỹ tục của dân tộc.
          - Học liệu dạy học trực tuyến sử dụng trong cơ sở giáo dục phổ thông phải được tổ chuyên môn thông qua và Hiệu trưởng nhà phê duyệt.
          4. Quản lý và lưu trưc hồ sơ dạy học trực tuyến
          4.1. Hồ sơ dạy học trực tuyến được bảo quản và lưu trữ taị cơ sở giáo dục phổ thông gồm có:
          a) Hồ sơ, minh chứng về các yêu cầu quy định tại mục 1, chương III của Quy chế này.
          b) Dữ liệu về quá trình day trực tuyến trên hệ thống dạy học trực tuyến.       
          c) Kế hoạch dạy học trực tuyến và kế hoạch dạy trực tiếp tại thực hiện theo tuần, tháng, năm cho từng môn học thể hiện trên hồ sơ giáo viên.

          d) Hồ sơ kiểm tra, đánh giá quá trình và kết quả học tập của học sinh theo quy định tại mục 2, chương II của Quy chế này.
          4.2 Hồ sơ lưu giữ tại Chuyên mô nhà trường trong thời gian 5 năm.
Chương III: HẠ TẦNG KỸ THUẬT DẠY HỌC TRỰC TUYẾN
  1. Hệ thống phần mềm dạy học trực tuyến
Hệ thống phần mềm dạy học trực tuyến được sử dụng: Ms teams office 365 của Microsof riêng và kết hợp các phần mềm khác.
1.1.Phần mềm tổ chức dạy học trực tuyến trực tiếp
Phần mềm tổ chức dạy học trực tuyến trực tiếp có chức năng tối thiểu sau đây:
a) Giúp giáo viên tổ chức dạy học trực tiếp trực tuyến để giảng bài và hướng dẫn, giao nhiệm vụ học tập đồng thời cho tất cả học sinh tham dự trong cùng một không gian học tập thông qua kênh truyền hình, kênh tiếng, kênh chữ, chuyển tải học liệu dạy học trực tuyến đến cho học sinh dễ dàng.
          b) Giúp học sinh tương tác, trao đổi thông tin theo thời gian thực với giáo viên và những học sinh khác trong cùng một không gian học tập.
          1.2 Hệ thống quản lý học tập trực tuyến
          Hệ thống quản lý học tập trực tuyến có chức năng tối thiểu sau đây.
a) Giúp giáo viên tổ chức lưu trữ, chuyển tải học liệu dạy học trưc tuyến tới học sinh; giao nhiệm vụ học tập và kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh theo dõi và hỗ trợ học sinh khai thác nội dung học tập từ học liệu dạy học trưc tư vấn, hỗ trợ, trả lời câu hỏi và giải đáp thắc mắc của học sinh.
          b) Cho phép học sinh truy cập, khai thác nội dung học tập từ học liệu dạy học trực tuyến; thực hiện các hoạt động học tập và kiểm tra, đánh giá theo yêu cầu của giáo viên; đặt câu hỏi và trả lời câu hỏi đối với giáo viê và các học sinh khác trong cùng không gian học tập;
          c) Cho phép nhà trường quản lý hồ sơ, tiến trình học tập, kết quả học tập của học sinh và các hoạt động dạy của giáo viên; hỗ trợ quản lý các thông tin khác theo yêu cầu nhà trường và UBND phường Hồng Hà, Phòng GDĐT TP Hạ Long.
          2.Hệ thống quản lý nội dung học tập trực tuyến
          Hệ thống quản lý nội dung học tập trực tuyến có chức năng của hệ thống quản lý học tập trực tuyến theo quy định tại mục 1.2 chương này và công cụ cho phép giáo viên thiết kế nội dung học tập, học liệu dạy học trực tuyến.
          3.Hạ tầng công nghệ thông tin
          Hạ tầng công nghệ thông tin phục vụ quản lý và tổ chức day học trực tuyến phải đáp ứng yêu cầu tối thiểu như sau:
a) Bảo đảm yêu cầu về đường truyền Internet và thiết bị kết nối, máy tính, thiết bị đầu cuối có cấu hình phù hợp để cài đặt hệ thống phần mềm dạy học trực tuyến; bảo đảm cho giáo viê và học sinh truy cập, khai thác sử dụng các chức năng của hệ thống phần mềm dạy học trực tuyến để thực hiện hoạt động dạy và kiểm tra, đánh giá trực tuyến.
          b) Có giải pháp bảo đảm an toàn thông tin, các quy định về dữ liệu và bảo mật thông tin cá nhân theo quy đinh khi tổ chức dạy học trực tuyến.
          c) Nhà trường có nơi lắp đặt các thiết bị đáp ứng yêu cầu về tính khoa học, sư phạm để sự dụng phục vụ hoạt động dạy học trực tuyến của giáo viên.
Chương IV. TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC TẬP THỂ, CÁ NHÂN
1.Ban giám hiệu
1.1 Tổ chức dạy học trực tuyến
          - Ông Phạm Ngọc Quang chịu trách nhiệm: Quyết định hình thức dạy học trực tuyến trên cơ sở hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền; xác định mực tiêu, mức độ hoặc yêu cầu cần đạt của nội dung dạy học trực tuyến để bảo đảm chất lượng dạy học:
          Phân công trách nhiệm cụ thể cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, học sinh và phối hợp với phụ huynh hoc sinh trong tổ chức dạy học trực tuyến;
          Thông báo hình thức dạy học trực tuyến, kế hoạch tổ chức kiểm tra, đánh giá kết quả học tập trực tuyến cho học sinh và phụ huynh học sinh.
          Tổ chức và quản lý dạy học trực tuyến theo kế hoạch.
          Công bố công khai những quy định liên quan đến dạy học trực tuyến, kế hoạch giáo dục, các điều kiện bảo đảm việc dạy học trực tuyến và thực hiện thu học phí theo quy định hiện hành
          Cử cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên có lien quant ham gia tập huấn, bồi dưỡng vê phương pháp và kỹ năng cần thiết để tổ chức dạy học trực tuyến.
          - Bà Võ Ngọc Hân chịu trách nhiệm: tham mưu xây dựng kế hoạch dạy học trực tuyến phù hợp với điều kiện bảo đả chất lượng của cơ sở giáo dực.
- Ông Lê Thái Học chịu trách nhiệm: triển khai bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng dạy học trực tuyến cho giáo viên, nhân viên thực hiện dạy học trực tuyến bảo đảm chất lượng.
Bảo đảm các điều kiện về cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật dạy học trực tuyến, học liệu dạy học trực tuyến và đội ngũ giáo viên đáp ứng yêu cầu dạy học trực tuyến.
          Xây dựng các yêu cầu của dạy học trực tuyến và nội quy dạy học trực tuyến của cơ sở giáo dục phổ thông đảm bảo quy định tại Quy chế này.
          -Bà Võ Ngọc Hân và ông Lê Thái Học chịu trách nhiệm phân công các tổ xây dựng; lựa chọn và thẩm định học liệu sử dụng trong dạy học trực tuyến;
          - Bà Võ Ngọc Hân và ông Lê Thái Học chịu trách nhiệm: Chỉ đạo thu nhận sản phẩm học tập, đánh giá kết quả học tập của học sinh; tha mưu với Hiệu trưởng những công việc lien quan đến kế hoạch dạy học được Hiệu trưởng phân công phụ trách.
          - Ban giám hiệu chịu trách nhiệm: Quản lý hồ sơ tài khoản của học sinh và giáo viên dùng trong các phần mềm tổ chức dạy học trực tuyến được xác định theo mã số.
          - Ban giám hiệu thường xuyên kiểm tra, giám sát, đánh giá hiệu quả của việc tổ chực dạy học trực tuyến, kịp thời xử lý những vướng mắc trá, ong quá trình triển khai dạy họ trực tuyến; đinh kỳ mỗi năm hai lần, tại thời điểm kết thúc mỗi học kỳ, đánh giá, rút kinh nghiệm về tổ chức hoạt động dạy học trực tuyến và tổng hợp những khó khăn, nguyên nhân, kiến nghị về Phòng GD và Đào tạo, Sở GD và Đào tạo để báo cáo các cấp có thẩm quyền xem xét.
2. Giáo viên, nhân viên
          - Giáo viên, nhân viên có kế hoạch tự bồi dưỡng và tham gia đầy đủ các buổi tập huấn, bồi dưỡng phương pháp, kỹ năng cần thiết về ứng dụng công nghệ thông tin và có năng lực để tổ chức các hoạt động dạy học trực tuyến.
          - Giáo viên thực hiện dạy học và kiểm tra, đánh giá kết quả học tập trực tuyến của học sinh đúng kế hoạch của cơ sở giáo dục phổ thồng và bảo đảm mục tiêu giáo dục theo quy định.
          - Nhân viên thực hiện quản trị kỹ thuật hệ thống, sử dụng các công cụ công nghệ thông tin để hỗ trợ giáo viên và học sinh khi cần thiết.
3. Học sinh
          - Chấp hành nghiêm túc nội quy dạy học trực tuyến; thực hiện đầy đủ các hoạt động theo yêu cầu của giáo viên và nhà trường, tích cực tham gia vào hoạt động học tập.
          -  Chủ động liên lạc với giáo viên hỗ trợ trong quá trình học tâp trực tuyến để được hướng dẫn, hỗ trợ kịp thời.
4. Cha mẹ học sinh
- Nhắc nhở mọi học sinh cần tham gia học tập và tuân thủ nội quy lớp học, thực hiện nhiệm vụ học tập, làm bài kiểm tra lấy điểm kiểm tra thường xuyên như học tập trực tiếp tại trường.
- Chuẩn bị điều kiện về thiết bị, tạo không gian, thời gian riêng cho học sinh học tập để con có thể tham gia học tập liên tục, hiệu quả.
- Chủ động liên hệ, phối hợp với GVCN, GV bộ môn, phụ trách lớp học để trao đổi thông tin và giám sát hỗ trợ học sinh thực hiện các bài học trong quá trình học tập tại gia đình.
Ghi chú: Quy chế này nếu không bổ sung, sửa đổi thì có thể áp dụng cho các năm tiếp theo. Trong quá trình thực hiện Quy chế sẽ được bổ sung, sửa đổi nếu có ít nhất 2/3 cán bộ, viên chức nhất trí bổ sung, sửa đổi hoặc các văn bản điều chỉnh của cấp trên.
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây